• :
  • :

Phát hiện loài rắn mới tại Vườn Quốc gia Bạch Mã

Đỉnh núi Bạch Mã cao 1.444m so với mực nước biển, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện một loài rắn hoàn toàn mới có tên rắn ráo xanh.

loài rắn mới phát hiện ở núi Bạch Mã đã được đặt tên là rắn ráo xanh Bạch Mã (Ảnh H.N.P)
Loài rắn mới phát hiện ở núi Bạch Mã được đặt tên là rắn ráo xanh Bạch Mã (Ảnh H.N.P)

Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thông tin, tại khu vực đỉnh núi Bạch Mã cao 1.444m so với mực nước biển, các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện một loài rắn hoàn toàn mới có tên rắn ráo xanh.

Theo đó, loài rắn mới phát hiện ở núi Bạch Mã đã được đặt tên là rắn ráo xanh Bạch Mã (Ptyas bachmaensis). Đây là loài rắn khá hiếm, có chiều dài lên tới gần 2,5m. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua phân tích các chỉ số hình thái và yếu tố di truyền, những cá thể rắn ở núi Bạch Mã lại không phải là rắn ráo xanh như giới nghiên cứu từng ghi nhận mà là một loài riêng biệt.

Con đực trưởng thành có thể dài đến 2,5m. Phần lớn chiều dài cơ thể (phần lưng) được bao phủ bởi màu xanh lục đậm, phần đuôi còn lại có màu đen. Phần bụng rắn có màu trắng/vàng nhạt.

Được biết, núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã, nơi giáp ranh giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, là nơi có thảm động, thực vật đa dạng với hàng trăm loại sinh vật quý hiếm, trong đó có những loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Do đó, với việc phát hiện loài rắn ráo xanh ở núi Bạch Mã, hiện ở Việt Nam có hai loài rắn ráo xanh. Hai loài rắn này dễ phân biệt bằng sọc trắng ở phần bên đuôi. Đặc điểm này rất rõ ràng ở rắn ráo xanh Ptyas nigromarginata, nhưng lại không có ở rắn ráo xanh Bạch Mã (Ptyas bachmaensis).

Hai loài rắn ráo xanh này có khu vực sống tách biệt. Loài rắn ráo xanh Bạch Mã phân bố từ Thừa Thiên - Huế đến Kon Tum, trong khi loài rắn xanh còn lại phân bố ở phía Bắc.

Link bài gốc Copy link
 
Lượt xem: 4
Tác giả: Đoàn Minh
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...