• :
  • :

Hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm, môi trường làm việc thế nào mới có thể "giữ chân" nhân tài trẻ?

Tỷ lệ nhảy việc của thế hệ Gen Z cao hơn hẳn các thế hệ trước là vì đâu và có cách nào để công dân mới của thời đại số gắn bó hơn với công việc?

 

Gen Z mới ra trường nhảy việc để tìm “trải nghiệm”

Theo khảo sát của Anphabe, 62% tổng số lượng các bạn trẻ vừa ra trường cho biết họ đã nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm. Lý do lớn nhất là chế độ lương thưởng không như mong đợi và tính chất môi trường không phù hợp với sở thích và năng lực. Con số cao vượt trội này cho thấy nhiều bạn trẻ thế hệ Gen Z vẫn đang loay hoay trong việc hiểu rõ khả năng và mong muốn khi bắt đầu hành trình đi làm của mình và có xu hướng nhảy việc để chủ động tìm kiếm cơ hội phù hợp cho mình.

Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương với tấm bằng giỏi, Khánh Linh 22 tuổi – một bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z dễ dàng xin việc vào một công ty tài chính. Đây đã là nơi làm việc thứ 2 của cô trong năm nay. Tuy nhiên, mới chỉ đi làm được 2 tháng, cô gái trẻ đã xin nghỉ việc với lý do: Tính chất công việc chưa phù hợp với định hướng cá nhân, mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân.

Hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm, môi trường làm việc thế nào mới có thể giữ chân nhân tài trẻ? - Ảnh 1.

Tốt nghiệp ngành tài chính năm 2021, công việc đầu tiên của Khánh Linh là ở vị trí môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, sau 1 thời gian ngắn đi làm, cô quyết định nghỉ việc để trải nghiệm những cơ hội việc làm ở những môi trường mới và phù hợp hơn.

Theo Linh, khác với thế hệ trước khi người lao động có xu hướng “an phận” trong công việc, thế hệ trẻ như Linh giờ đây có thể tiếp cận vô vàn các cơ hội việc làm không những mới lạ, thú vị mà còn với mức thu nhập hấp dẫn… Vì vậy, không lạ khi người trẻ sẵn sàng nhảy việc nhiều lần trong các năm đầu đi làm để tìm một bến đỗ lý tưởng.

Môi trường làm việc – yếu tố chính để “níu chân” người trẻ

Trên thực tế, khái niệm “công việc lý tưởng” là một khái niệm mơ hồ bởi mỗi người sẽ có những khả năng, ước muốn, điều kiện, giới hạn khác nhau. Vì vậy, để giữ chân những lao động có giá trị cho doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ lao động trẻ (Gen Z) đầy năng lượng và sức sáng tạo, các doanh nghiệp không ngừng tìm cách tạo ra những môi trường làm việc chất lượng và trao quyền tối đa.

Hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm, môi trường làm việc thế nào mới có thể giữ chân nhân tài trẻ? - Ảnh 2.

“Mỗi ngày thức dậy, tôi đều cảm thấy muốn tới công ty làm việc, đó là dấu hiệu cho thấy tôi đã tìm được nơi làm việc lý tưởng”

Lưu Kim Khánh, 21 tuổi, một nhân viên Gen Z làm việc tại nền tảng thương mại điện tử Lazada, cho biết, đây là nơi làm việc thứ 2 của cô từ khi ra trường. Trước đó, Khánh từng thử sức ở vị trí Thực tập sinh ở 1 công ty vào cuối năm 2 Đại học. Sau khi làm việc 2 tháng, Khánh đã không cân bằng được giữa việc học và công việc nên đã dừng lại để tập trung vào việc học hơn.

Gen Z chia sẻ, lần thứ 2 đi làm, Khánh cảm thấy đã “thực sự sẵn sàng với kiến thức và kỹ năng mà bản thân tôi luyện được suốt thời gian đi học, đồng thời sắp xếp thời gian lý tưởng để làm việc tại công ty”.

“Ở thời điểm này, môi trường làm việc lý tưởng đối với tôi là một môi trường luôn cho cơ hội để phát triển hơn và tạo cho nhân viên cảm giác vui vẻ, thoải mái khi đi làm”, Khánh chia sẻ.

Hơn 60% Gen Z nhảy việc trong năm đầu tiên đi làm, môi trường làm việc thế nào mới có thể giữ chân nhân tài trẻ? - Ảnh 3.

Minh Triết, một nhân viên làm việc tại Lazada cũng có riêng cho mình định nghĩa về môi trường làm việc trong mơ. Với xuất phát điểm từ chương trình Forward Youth của Lazada, đối với Triết, một môi trường làm việc lý tưởng là nơi mở ra nhiều cơ hội, thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân. Từ một cậu sinh viên mới tốt nghiệp, Triết được cùng lúc làm việc với nhiều nhà bán hàng, đại diện từ các nhãn hàng lớn nhỏ, nhằm mang đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng. Bằng cách này, Triết đang cảm thấy mình đã và đang đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho việc phát triển các doanh nghiệp tại Việt Nam.

“Tại Lazada, ai cũng được tin tưởng để đóng góp. Những điều mới mẻ và những thay đổi liên tục là điều thường thấy ở đây, và những người mới như mình, hay các anh chị Lazadians khác nhiều kinh nghiệm hơn, đều có cơ hội bình đẳng để tham gia và đóng góp vì mục tiêu chung. Quan trọng hơn, Lazada là nơi mình luôn có thể tìm thấy những người đồng đội thấu hiểu và biết hỗ trợ nhau, đó là điều cần thiết nhất để đi đến cùng. Từ những đồng nghiệp khác nhau với kinh nghiệm khác nhau, mình có thể tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề, sự hướng dẫn mình cần để hoàn thành tốt công việc và sự hỗ trợ hết mình đến từ mỗi thành viên, để biến mọi thử thách trở thành cơ hội, để cùng nhau phát triển một cách trọn vẹn nhất.” Minh Triết chia sẻ thêm.

Theo số liệu từ tổng cục thống kê, tính đến năm 2025, GenZ sẽ chiếm khoảng ⅓ lực lượng trong độ tuổi lao động Việt Nam và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước. Là một thế hệ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới với tư duy cá nhân nổi trội, đối với GenZ, một môi trường với mức lương phù hợp là điều kiện cần nhưng chưa đủ, điều này bắt buộc doanh nghiệp cần phải có những chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, môi trường làm việc năng động, thoải mái… để “giữ chân” nhóm lao động chính này.

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...