Tại sao các tỷ phú sẵn sàng chi đến 500 triệu USD để sở hữu ‘ốc đảo’ di động trên biển? Sự thật không chỉ khoe giàu như nhiều người vẫn nghĩ
Không chỉ phải bỏ số tiền lớn để sở hữu ‘ốc đảo’ di động trên biển, các tỷ phú thậm chí còn phải chi đến 3,3 tỷ đồng/ngày để ‘nuôi’ nó.
Cuộc chạy đua chiều dài siêu du thuyền của các tỷ phú
Theo cây viết của Gentlemen’s Journal, hiện nay, những tỷ phú đều vung tiền để sở hữu các siêu du thuyền vượt biển khổng lồ. Nhà sáng lập Amazon đã gây tiếng vang đặc biệt trong giới siêu giàu khi ra mắt siêu du thuyền dài 127m có tên Koru trị giá gần 500 triệu USD. Ước tính, siêu du thuyền của Jeff Bezos có kích thước tương đương một nửa kim tự tháp Giza (kim tự tháp lớn nhất Ai Cập).
Không chỉ có mức giá cao chót vót, để ‘nuôi’ Koru, Jeff Bezos cũng phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để bảo trì hàng năm, không dưới 50 triệu USD, tương đương 137.000 USD (hơn 3,3 tỉ đồng) mỗi ngày.
Dragonfly được đánh giá là siêu du thuyền tiết kiệm nhiên liệu nhất với mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 360 lít/giờ ở tốc độ 18 hải lý/giờ. Nó được hoan nghênh vì đóng góp vào nỗ lực cứu trợ thiên tai ở Vanuatu sau cơn bão Pam đã tàn phá hòn đảo vào năm 2015.
Theo báo cáo, phi hành đoàn đã chuyển 62 tấn nước ngọt vào bờ, điều trị cho hơn 250 bệnh nhân, hỗ trợ sơ tán y tế 3 lần, xây dựng các khu trú ẩn ở nhiều ngôi làng và dọn dẹp nhiều bãi đáp trực thăng.
Có giá trị lớn, không khó hiểu khi người trong ngành ước tính chi phí vận hành hàng năm có thể dao động 10-20 triệu USD/năm (240-481,9 tỷ đồng).
Những ‘ốc đảo’ di động đảm bảo sự riêng tư
Theo The Flash List, hơn 10 năm trước, những người giàu nhất thế giới đã chi tổng cộng 22 tỷ USD để sở hữu du thuyền. Đây thực tế là một con số rất lớn.
Học giả người Anh, Emma Spence đã dành 6 năm để nghiên cứu những con tàu xa hoa của các tỷ phú. Vị này cho rằng khác với máy bay phản lực tư nhân, thực tế, siêu du thuyền không phải là phương tiện vận tải hữu ích. Thay vào đó điều khiến một chiếc du thuyền trở nên đáng mơ ước là nó “cho phép giới siêu giàu thể hiện địa vị giàu có của họ”. Song thực tế, câu chuyện sắm siêu du thuyền của các tỷ phú chỉ đơn giản là như vậy?
Ai cũng đều biết rằng bề mặt Trái Đất gồm lục địa và đại dương. Trong đó, đại dương chiếm đến 71% bề mặt. Nghịch lý là con người lại tập trung phần chiếm diện tích nhỏ hơn, lục địa. Để tránh đám đông và tìm sự riêng tư cho chính mình, giới siêu giàu tìm không gian sống trên biển. Lênh đênh trên những ‘ốc đảo’ di động đầy đủ tiện nghi của mình, các tỷ phú không sợ những cuộc theo dõi của các tay săn ảnh. Bởi một khi du thuyền đã ra khơi, việc theo dõi trở nên vô cùng tốn kém. Thông thường, cách duy nhất để các phóng viên ảnh bám sát được các tỷ phú đó là sử dụng trực thăng hoặc flycam. Song để làm được việc này, đòi hỏi các phóng viên phải bỏ ra rất nhiều chi phí.
Simon Rowland, Giám đốc điều hành của công ty Veritas có trụ sở ở London (Anh) chuyên cung cấp an ninh cho các siêu du thuyền cho biết, những du thuyền cao cấp này có thể cung cấp "sự riêng tư tuyệt đối, đầy đủ và toàn diện".
Là một cựu lính thủy đánh bộ, ông Rowland nói, công việc của ông là sàng lọc mọi mối đe dọa có thể tưởng tượng được và khả năng vi phạm quyền riêng tư trên du thuyền.
Ông Rowland sẽ kiểm tra du thuyền để phát hiện các thiết bị giám sát, đẩy lùi các máy bay không người lái mà các tay săn ảnh đưa đến để chụp ảnh các khách hàng giàu có của ông hoặc kiểm tra lý lịch của các thủy thủ để loại bỏ các điệp viên.
Nhưng tại sao những người siêu giàu lại khao khát cuộc sống đơn độc trên đại dương như vậy? Nguyên nhân xuất phát từ lối sống của họ. Không giống như chúng ta, họ không thể thoải mái đi bộ đến cửa hàng tiện lợi, mua sắm rồi quay trở về nhà. Nếu thoải mái như vậy, họ sẽ bị vây quanh bởi rất nhiều người. Đôi khi, điều này còn mang đến cho họ những nguy hiểm.
Vì vậy, cuộc sống riêng tư trên du thuyền giúp họ tránh được đám đông, đem đến một cuộc sống hoàn toàn thoải mái như những gì bản thân mong ước.
Tổng hợp
Đinh Anh