Khảo sát 100.000 người trong 14 năm, Đại học Harvard: Ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp kéo dài 5-10 năm tuổi thọ
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, việc duy trì ăn 28g món này mỗi này sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 5%.
Theo dõi 100.000 người trong vòng 14 năm, Đại học Harvard phát hiện ra rằng việc ăn một bát cháo từ 28g ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày có tác dụng kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cụ thể, theo nghiên cứu này, những người có khẩu phần ăn trung bình 28g ngũ cốc nguyên hạt/ngày, nguy cơ tử vong thấp hơn 5%, kéo dài thêm nhiều năm tuổi thọ. Thậm chí nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm tới 9%. Số liệu trên được kiểm chứng sau khi loại bỏ các yếu tố tác động như tuổi tác, hút thuốc và các chỉ số cơ thể.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất khi ăn món cháo này, hãy ghi nhớ 2 lưu ý của Bác sĩ Tian Yantao - Trưởng Khoa Phẫu thuật Tụy và Dạ dày, Bệnh viện Ung thư, Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc:
1. Đừng chỉ ăn mỗi cháo
Thành phần dinh dưỡng của loại cháo này tương đối đơn giản, có đặc điểm là hàm lượng nước cao, ăn xong thường sẽ cảm thấy nhanh no. Do đó, thực đơn hàng ngày không nên chỉ ăn mỗi cháo mà cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm để đa dạng nguồn dinh dưỡng với cơ thể. Khi nấu, bạn có thể cho thêm thịt nạc, rau củ, ngũ cốc các loại để tăng giá trị dinh dưỡng và mùi vị cho cháo.
2. Những đối tượng không nên ăn cháo ngũ cốc
Theo bác sĩ Tian Yantao, bệnh nhân đái tháo đường và trào ngược dạ dày tốt nhất không nên ăn món cháo này. Nguyên nhân là vì khi ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, cháo sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày sau khi vào cơ thể, có thể dẫn đến trào ngược axit và làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ nóng.
3 loại gia vị là bậc thầy kéo dài tuổi thọ
Bên cạnh những món ăn giúp kéo dài tuổi thọ. Mọi người có thể bổ sung thêm những loại gia vị thân thuộc vào bữa ăn hằng ngày, làm cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Dưới đây là những loại gia vị rất tốt cho sức khỏe:
1. Rau mùi
Y học Trung Quốc cho rằng rau mùi có vị cay nồng, tính ấm, tốt cho kinh phổi và tỳ vị. Ăn rau mùi có tác dụng làm ra mồ hôi nhanh và giảm mẩn ngứa. Ngoài ra, mùi thơm của loại rau này còn có thể kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn, điều hòa nhu động dạ dày, cải thiện tiêu hóa.
2. Gừng
Một số hợp chất trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, trong gừng còn có chất shogaol giúp chống lại các tế bào gốc ung thư nhưng lại vô hại với các tế bào khỏe mạnh.
3. Hạt tiêu
Theo y học cổ truyền, hạt tiêu có vị cay nồng, có tác dụng trừ hàn, kháng khuẩn, giảm đau, trừ đàm. Cho nên được sử dụng để điều trị các chứng đau bụng do lạnh, tiêu chảy, tay chân lạnh, nôn ói, ho do lạnh... Đây cũng là loại gia vị quen thuộc có tác dụng trên hệ tiêu hóa: tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn, giúp hạn chế tình trạng chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, khó chịu dạ dày.
(Theo Aboluowang)
Ánh Lê