• :
  • :

Nhiều người trẻ đành gửi tiền nhờ bố mẹ quản lý

Có nhiều nhân viên công sở độc thân giao thu nhập của họ cho cha mẹ mình quản lý.

Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi có quan niệm tiêu dùng "vung tay quá trán"; "con nợ hàng tháng", "chưa hết tháng đã hết tiền" gần như đã trở thành chuyện không có gì xa lạ. Nói đến chuyện tiêu tiền thì kể vanh vách đủ các ứng dụng mua hàng online, nhưng nói tới chuyện tiết kiệm lại đánh trống lảng, quản lý tiền bạc và đầu tư? Không rõ.

Một cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều nhân viên công sở giao thu nhập của họ cho cha mẹ mình.

So với người trẻ, nhiều người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm quản lý tài chính hơn

Dân công sở không giỏi quản lý tài chính sẽ không đủ sống.

Na, quản lý trong một công ty nọ, thu nhập hàng tháng khoảng 15 triệu, nhưng cô không chỉ tháng nào cũng tiêu hết tiền mà còn nợ nần chồng chất.

Tiền lương cô nhận được vào ngày 10 tháng trước cũng chỉ còn lại hơn 3 triệu trong thẻ vào ngày 25. Sáu tháng trước, cô bắt đầu trả tiền trả góp mua một chiếc ô tô hàng tháng và mua một bộ mỹ phẩm cao cấp. Vào mỗi cuối tháng, hầu bao của Na luôn eo hẹp, nhưng cô cũng đang tính tới chuyện mua một chiếc máy tính mới, tuy nhiên, dù là trả góp, cô ấy thậm chí cũng còn không đủ tiền để trả khoản ứng trước. Na chỉ đành đi mượn mẹ. Vì phải trả nợ, kế hoạch du lịch của Na cũng phải hoãn lại.

Trong xã hội hiện đại, những người "độc thân nợ nần" như Na ngày càng nhiều, những dân công sở "nợ nần hàng tháng" này thường kiếm được rất nhiều tiền nhưng họ vẫn luôn "không đủ sống". Để giải quyết vấn đề này, một cách quản lý tiền mới đã xuất hiện trong giới công sở độc thân này, đó là đưa cha mẹ quản lý tiền thay mình.

Vân là quản lý bộ phận của một công ty vốn nước ngoài, lương hàng tháng là 30 triệu, thu nhập hoàn toàn không tệ, và mặc dù không có gánh nặng nợ nần gì nhưng cuối tháng vẫn gặp khủng hoảng tài chính. Theo Vân, ngay chính bản thân cô cũng không hiểu tại sao mình lại có tâm lý như vậy: chỉ cần có tiền trong thẻ lương, không tiêu sẽ không cam tâm. Vì vậy, vào cuối tuần, cô ấy sẽ đi mua sắm ở trung tâm thương mại và mua rất nhiều thứ mà bản thân thậm chí không cần.

Thấy con gái tiêu xài hoang phí như vậy, bố mẹ Vân khuyên: "Bố mẹ sẽ mở một tài khoản riêng cho con. Mỗi tháng con gửi 10 triệu vào đó. Sau khi gửi số tiền đó rồi, số tiền còn lại con muốn làm gì thì làm". Vân đã làm theo lời khuyên của bố mẹ và tiết kiệm được 10 triệu mỗi tháng. Sau hơn 1 năm, Vân dần nhận ra tầm quan trọng của việc tích lũy nhiều hơn và lập kế hoạch tiêu dùng hợp lý.

Có thể thấy không ít người trẻ thiếu kiến thức về quản lý tài chính, phong cách tiêu dùng của họ cũng rất ngẫu nhiên. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không có mong muốn quản lý tiền bạc, vì vậy, khi cha mẹ sẵn sàng quản lý tiền của mình, họ cũng sẵn sàng giao tiền cho cha mẹ, để thoát khỏi vấn đề tiêu tiền một cách bừa bãi. Trong quá trình được cha mẹ tiết kiệm tiền giúp, nhiều nhân viên văn phòng cũng đã bắt đầu tự giác tiết kiệm tiền hơn sau khi nhìn thấy hiệu quả thực tế của việc tiết kiệm.

Nhiều người trẻ đành gửi tiền nhờ bố mẹ quản lý - Ảnh 1.

Công việc bận rộn, giao tiền cho cha mẹ cho yên tâm

Vài ngày trước, Phong, giám đốc hành chính của một công ty thương mại, cuối cùng đã có được chiếc chìa khóa nhà riêng của mình, tiền đặt cọc cho ngôi nhà mới. "Chủ yếu là nhờ bố mẹ giám sát chi tiêu và tiết kiệm". Phong nói rằng anh ấy không ngờ rằng sau khi đưa tiền lương cho bố mẹ quản lý, chỉ mất hai năm, bố mẹ đã giúp anh ấy tiết kiệm khoản tiền trả trước cho ngôi nhà mới.

Phong bình thường khá bận rộn với công việc, cũng không có thời gian để "chăm sóc" cho chiếc ví của mình. Ban đầu, Phong hoàn toàn không có khái niệm về kế hoạch chi tiêu, nên lương tháng có nhiều tới đâu cũng "chẳng đủ sống". Cha mẹ nói với Phong: "Từ giờ trở đi, mỗi tháng phải đưa ít nhất nửa số tiền lương cho bố mẹ, bố mẹ sẽ giữ và quản lý giúp". Phong cũng khá vui vẻ với điều này, thỉnh thoảng nếu có chuyện gì đó gấp, Phong sẽ bảo mẹ đưa, tuy nhiên mỗi lần như vậy, mẹ sẽ hỏi Phong tiêu tiền cho việc gì và rồi lại là một bài ca về câu chuyện nguyên tắc tiết kiệm, vì vậy, thỉnh thoảng Phong cũng thấy hơi phiền khi xin tiền nên cố gắng không tiêu quá hoang phí.

Cứ như vậy, Phong tiêu tiền có quy củ hơn, trong 2 năm, anh đã trả được tiền đợt đầu cho ngôi nhà mới, chính bản thân Phong cũng chưa từng nghĩ tới điều này. Nhận được kết quả tích cực, Phong cũng tự giác giao tiền cho mẹ hơn, và việc hàng tháng đến ngân hàng trả góp cũng tự động trở thành việc của mẹ Phong.

Nhiều người trẻ đành gửi tiền nhờ bố mẹ quản lý - Ảnh 2.

Tiền nhàn rỗi, cha mẹ mang đi đầu tư hộ

Quân là giám đốc kinh doanh của một công ty, anh thường xuyên bay đi công tác khắp cả nước, tuy kiếm được rất nhiều tiền hàng tháng nhưng anh lại không có thời gian để quản lý. Tiền chỉ ngoan ngoãn nằm trong thẻ ngân hàng, với lãi suất hiện có. Biết chuyện, mẹ Phong khuyên con trai nên đầu tư. Nghe mẹ nói, Quân đồng ý giao chuyện này cho mẹ làm giúp. Qua một thời gian, số tiền trong tài khoản của Quân có tăng lên so với việc nằm im trong thẻ ngân hàng, mang tiền đi đầu tư là một lựa chọn không tồi, trong trường hợp của Quân.

Mặc dù việc cha mẹ quản lý tài chính thay con cái cũng đang dần dần được chấp nhận, nhưng một số chuyên gia cho rằng hiện tượng cha mẹ quản lý tài chính thay con một phần nào đó cho thấy sự thiếu sót trong giáo dục về quản lý tài chính cho con cái. Một mặt, những người trẻ thiếu ý thức quản lý tài chính, tiêu xài không có kế hoạch nên dễ trở thành người phụ thuộc vào gia đình, mặt khác, tài sản tuy giao cho bố mẹ quản lý giúp vừa tiết kiệm thời gian, công sức, lại không mất mát gì, nhưng cứ như vậy, thế hệ trẻ sẽ khó hình thành nên được quan điểm tiêu dùng thực sự chín chắn, và cũng khó hình thành thói quen sống tiết kiệm.

Theo Sohu

Lượt xem: 4
Tác giả: Theo Như Quỳnh
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...