Ngày đăng: 05/10/2023 - 13:38
Toàn bộ vỉa hè và một phần lòng đường phố Xuân La (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) từ nhiều năm nay biến thành "chợ cóc”. Hàng trăm tiểu thương tập trung kinh doanh, buôn bán với đầy đủ mặt hàng như một khu chợ, hàng hóa tràn cả xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Phố Xuân La dài chưa đầy 1km nhưng bị các tiểu thương biến thành nơi tập trung hàng hóa, buôn bán đủ mặt hàng từ rau xanh, hoa quả, thịt cá cho đến hàng ăn, thực phẩm chế biến sẵn từ nhiều năm nay.
Các quầy bán hoa, quả “di động” tràn ngập vỉa hè và lấn cả xuống lòng đường.
Vỉa hè dành cho người đi bộ “biến” thành nơi họp chợ, tạo nên một khung cảnh nhếch nhác, lộn xộn.
Hàng trăm tiểu thương tập trung kinh doanh, buôn bán với đầy đủ mặt hàng như một khu chợ sầm uất.
Tại nhiều đoạn đường, hàng hóa bày bán tràn xuống cả lòng đường, kẻ bán, người mua chen nhau khiến người tham gia giao thông chật vật đi lại.
Từ đầu ngõ đến cuối ngõ là hàng trăm quầy hàng tràn ra vỉa hè.
Một tiểu thương bày bán hàng ngay dưới lòng đường.
Mọi khoảng trống trên vỉa hè được người bán tận dụng tối đa để bày biện hàng hóa.
Những xe bán rau di động như thế này xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, cả vỉa hè cũng như lòng đường.
Vỉa hè của người đi bộ bị lấn chiếm hoàn toàn.
Không chỉ bày hàng hóa tràn xuống lòng đường, các hộ kinh doanh còn bày bán gia cầm sống, cá, hải sản ngay trên vỉa hè.
Thậm chí còn giết, mổ cá, gia cầm, nước bẩn đổ tràn xuống lòng đường rất mất vệ sinh.
Không chỉ bày bán thực phẩm, trên con phố này còn xuất hiện những chiếc xe đẩy, quầy hàng di động bán quần áo, đồ gia dụng, tùy tiện dừng đỗ, họp chợ, gây ách tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Các loại rác thải sinh hoạt được "kẻ bán, người mua" đổ thải bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường, gây mất vệ sinh môi trường.
Bất chấp có hàng rào chắn của cơ quan chức năng, người dân vẫn tận dụng chỗ trống để bán bia, bán thực phẩm.
Vỉa hè đầu phố cũng bị chiếm dụng để bán cà phê, bán nước, bán đồ ăn sáng.
Biển cấm họp chợ được dựng lên từ đầu phố nhưng dường như không ai để ý và cơ quan chức năng thì cũng làm ngơ.
Đáng quan ngại hơn, người lao động tứ xứ bán hàng di động do không chịu sự quản lý của ai, nên các mặt hàng bán rong có giá cả không ổn định, hàng hóa, đồ ăn... tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Thủy Hòa
Lượt xem:
10
Nguồn: cafef.vn
Sao chép liên kết